Vay tiền, không trả, bỏ trốn có phải là tội lừa đảo hay không?

(ANTĐ) - Chị A có vay của vợ chồng tôi 500 triệu đồng và đầu tư vào một việc sinh lời. Hai tháng đầu chị ấy trả lãi cho tôi đầy đủ, sau đó việc trả lãi đã bị chậm dần rồi chấm dứt. Hỏi ra tôi mới biết chị A bị thua lỗ không có khả năng trả tiền lãi và tiền gốc cho tôi. Tôi đồng ý cho tiền lãi, trả tiền gốc nhưng tiền gốc cũng không trả được và chị ấy bỏ trốn luôn. Chị A bỏ trốn, tôi có trình báo với công an về hành vi lừa đảo của chị ấy nhưng được trả lời đây là quan hệ dân sự, đề nghị tôi làm đơn khởi kiện ra tòa. Tôi xin hỏi cơ quan điều tra trả lời như thế có đúng không?

Vay tiền, không trả, bỏ trốn có phải là tội lừa đảo hay không?

(ANTĐ) - Chị A có vay của vợ chồng tôi 500 triệu đồng và đầu tư vào một việc sinh lời. Hai tháng đầu chị ấy trả lãi cho tôi đầy đủ, sau đó việc trả lãi đã bị chậm dần rồi chấm dứt. Hỏi ra tôi mới biết chị A bị thua lỗ không có khả năng trả tiền lãi và tiền gốc cho tôi. Tôi đồng ý cho tiền lãi, trả tiền gốc nhưng tiền gốc cũng không trả được và chị ấy bỏ trốn luôn. Chị A bỏ trốn, tôi có trình báo với công an về hành vi lừa đảo của chị ấy nhưng được trả lời đây là quan hệ dân sự, đề nghị tôi làm đơn khởi kiện ra tòa. Tôi xin hỏi cơ quan điều tra trả lời như thế có đúng không?

Anh Kháng (Đống Đa-Hà Nội)

Trả lời: Hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, trong đó, tài sản chiếm đoạt có giá từ 2 triệu đồng trở lên, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa bị xóa án tích.

Như vậy hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được cấu thành từ hai hành vi; chúng quan hệ mật thiết với nhau, lừa dối để chiếm đoạt, chiếm đoạt là động cơ dẫn đến lừa dối.

Lừa dối là đưa ra các thông tin giả làm cho người bị lừa tin tưởng thật mà giao vật dụng, tiền bạc v.v. Tội danh lừa đảo chiếm đoạt chỉ hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt xảy ra, người phạm tội có lỗi trực tiếp, họ biết hành vi của họ là lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả.

Trong trường hợp chị A nói vay tiền để đầu tư kinh doanh sinh lời xảy ra hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất:

Hành vi của chị A có dấu hiệu gian dối khi nói kinh doanh sinh lời để bạn tưởng thật cho vay, tiêu tiền vào mục đích khác hoặc cầm tiền bỏ trốn để trốn tránh việc trả tiền thì nó có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp thứ hai:

Chị A vay tiền để đầu tư sinh lời thật nhưng gặp rủi ro, thiên tai… không lường hết được mà thua lỗ. Việc kinh doanh, buôn bán không ai có thể chắc 100% không thua lỗ. Khi rủi ro xảy ra, chị A không có khả năng phục hồi, không còn tiền, vậy không có mục đích chiếm đoạt.       

Việc chị A bỏ trốn là do bị đòi tiền hoặc bị áp lực của việc đòi tiền, chưa có để trả, do xấu hổ, do lo sợ hậu quả xấu xảy ra với bản thân nhưng chưa thể trả được tiền nên bỏ trốn để tránh xung đột, như vậy đây không thể cho là bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt.

Vì vậy chưa đủ căn cứ để nói chị A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

LS Trương Văn An

(Văn phòng LS Phúc Thọ - 23 Hồ Dắc Di,
Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)