Những loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối

ANTD.VN - Kali là chất khoáng thiết yếu giúp hoạt động giao tiếp giữa thần kinh và cơ và giúp di chuyển chất dinh dưỡng vào trong tế bào. Không chỉ có chuối, nhiều thực phẩm khác như khoai lang, bí đỏ, dưa hấu hay sữa chua đều có hàm lượng kali rất lớn.
 

Không chỉ chuối, rất nhiều thực phẩm khác giàu kali - khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể

Kali là khoáng chất cần thiết để tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ chức năng các dây thần kinh, sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư. Theo khuyến cáo, nếu không nhận đủ 4.700mg kali mỗi ngày, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh và chóng mặt. Nồng độ kali trong cơ thể của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh thận, bệnh tiểu đường, lượng hormone dao động bất thường, hoặc ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số thuốc. Trái cây và rau củ là những nguồn giàu kali, do đó bạn có thể bổ sung được rất nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

Khoai lang, khoai tây

Một củ khoai lang nướng chứa 542mg kali (12% nhu cầu mỗi ngày) trong khi khoai tây cung cấp tới 941mg kali. Cả 2 loại củ này rất tốt cho sức khỏe vì chúng còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A rất cao.

Cà chua

Cà chua giàu kali, khi chúng được nấu chín thành các sản phẩm như nước sốt, món hầm, canh… lượng kali sẽ tăng lên. Một nửa cốc nước sốt cà chua, cà chua đóng hộp chứa khoảng 450mg kali, cùng với lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh và rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung.

Mơ khô

Mơ khô rất giàu kali, với hơn 1.000 mg trong nửa cốc. Chúng cũng giàu   vitamin A, sắt và niacin. Mơ tươi không phải là một nguồn giàu kali, nhưng việc khử nước (sấy khô) sẽ giúp mơ tập trung nhiều dinh dưỡng hơn.

Bí ngô

Bí ngô là thực phẩm chứa nhiều kali hơn cả chuối. Trong khi 1 cốc chuối chứa 420mg kali thì 1 cốc bí ngô chứa đến 582mg kali. Ngoài ra, trong bí ngô cũng chứa thêm nhiều dưỡng chất giá trị cho cơ thể như giàu chất xơ, nhiều vitamin A và C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt, tăng cường hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả.

Củ dền

Một cốc củ dền chứa 518mg kali. Ngoài ra, củ dền cũng chứa folate, mangan, đồng cùng hàm lượng chất xơ, magiê, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin B6 cao. Do đó, tiêu thụ củ dền thường xuyên không chỉ giúp bổ sung kali tốt hơn mà còn có tác dụng ổn định tinh thần, giúp gan khỏe mạnh, ổn định huyết áp, tăng cường miễn dịch và chữa chứng thiếu máu hiệu quả.

Dưa hấu

Ăn 2 miếng dưa hấu nhỏ mỗi ngày, cơ thể sẽ nhận được 641mg kali (tương đương 14%). Dưa hấu cũng là nguồn lycopene dồi dào, chất tạo màu thực vật tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định.

Đậu đen và đậu trắng

Đậu đen có hàm lượng chất xơ và protein rất cao, đồng thời cũng là nguồn kali dồi dào. Một chén đậu đen đã nấu chín có khoảng 739mg kali. Ngoài ra, một chén đậu trắng có thể cung cấp tới 1/4 hàm lượng kali cần thiết mỗi ngày cho cơ thể: 1.180mg. Một chén đậu trắng cũng chứa 20g protein và 13g chất xơ.

Sữa chua

Ăn một cốc sữa chua mỗi ngày sẽ dung nạp cho cơ thể khoảng 573mg kali. Thêm vào đó, nó cũng cung cấp tới 50% nhu cầu canxi cần thiết hàng ngày.

Củ cải

Một chén củ cải nướng cung cấp 518mg kali. Ngoài ra, chúng cũng tăng cường cho cơ thể hàm lượng chất dinh dưỡng lớn như folate, mangan, đồng, chất xơ, phốt pho, vitamin...