Những bí mật của cơ thể có thể bạn chưa biết

ANTD.VN - Bộ phận nào của cơ thể sau khi sinh ra sẽ không phát triển nữa? Động tác nhanh nhất mà con người làm được là động tác nào? Tác dụng của ruột thừa ra sao? Cơ thể chúng ta còn rất nhiều điều cần được khám phá.

Mắt không to thêm.

Mắt của con người khi sinh ra lớn bằng nào thì khi lớn lên vẫn lớn bằng ấy, nhưng mũi và tai thì lại phát triển lớn lên. Nhãn cầu lớn lên trong xương sọ và hố mắt, xung quanh đều là xương cứng nên chỉ có thể lớn lên men theo hướng trục mắt, không phát triển rộng ra không gian xung quanh. 

Dái tai dài thì trường thọ?

  Có người nói rằng, dái tai dài sẽ có phúc và trường thọ. Thực tế, dái tai của con người tiếp tục phát triển sau khi các cơ quan khác ngừng phát triển, do đó khi sinh ra dái tai nhỏ, khi càng cao tuổi thì dái tai của mọi người khá lớn. Vì thế, do trường thọ nên dái tai mới lớn, chứ không phải dái tai lớn thì sẽ trường thọ.

Hắt hơi là động tác nhanh nhất của con người.

 Tốc độ hắt hơi có thể đạt đến 1,7 triệu mét/giờ, tức là gần 500m/giây, nhanh hơn cả tốc độ chớp mắt và ho. Như vậy, luồng khí tốc độ cao có thể “làm sạch” triệt để đường hô hấp trên, cuốn hết các vật gây kích thích, vật nhiễm bệnh, các virus vốn có như khói, bụi, phấn hoa… trong khoang mũi, từ đó giảm bớt sự nguy hại của các tác nhân và giúp phòng bệnh. 

Khi hắt hơi, bạn không thể mở mắt.

 Điều này là kết quả của một phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, khi hắt hơi còn phải tập trung sức lực cao độ.  Khi hắt hơi, tim sẽ ngừng đập khoảng 1/1.000 giây, áp lực mạch máu ở đầu, cổ, ngực sẽ đột ngột tăng cao, điều này gây nguy hiểm tiềm tàng đối với người mắc bệnh cao huyết áp hoặc có bệnh tim mạch. 

Ruột thừa là phần vô dụng?

  Ruột thừa có tác dụng tiêu hóa thức ăn sống, sau khi loài người học được cách dùng lửa và quen với việc nấu ăn, tác dụng của nó còn lại rất ít. Nhưng trên thực tế, ruột thừa vẫn là “nơi trú ngụ an toàn” của vi khuẩn có ích trong đường ruột. Vi khuẩn có ích trợ giúp cho tiêu hóa có thể bị “thải” hết ra khỏi đường ruột trong một lần bị kiết lị, nhưng không lâu sau đó sẽ lại xuất hiện trong khắp đường ruột, nguyên nhân là do một số vi khuẩn có lợi né tránh được “kiếp nạn” bị thải loại do đã ẩn náu trong ruột thừa.