- "Báo chí cần đổi mới mạnh mẽ, góp phần giúp đất nước phát triển bền vững"
- Hội báo Xuân 2018: Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen Báo An ninh Thủ đô
- Lời cảm ơn của Hội Nhà báo TP Hà Nội
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Hội Báo toàn quốc 2018 phát biểu khai mạc tọa đàm (ảnh: Tạp chí Người làm báo)
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Hội Báo toàn quốc 2018 khẳng định, tọa đàm với chủ đề “Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0” là một trong những nội dung quan trọng nhất của "Hội Báo toàn quốc 2018". Với mục đích “cởi mở, chân thành và xây dựng”, tọa đàm tạo cơ hội để các nhà quản lý báo chí, cơ quan báo chí, nhà báo giao lưu, gặp gỡ, trao đổi thông tin về những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền báo chí cũng như quá trình tác nghiệp của nhà báo. Cùng với đó, giúp độc giả cũng hiểu thêm về các công nghệ làm báo trong xu thế hiện nay.
Theo đó, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vạt và điện toán đám mây. Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.
Quang cảnh tọa đàm "Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0"
Nhìn chung, hầu hết các đại biểu tham gia cuộc tọa đàm cho rằng, trong lĩnh vực báo chí truyền thông, cách mạng 4.0 đã, đang tác động trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Để nắm bắt được xu thế mới này, rất cần những cuộc trao đổi, tọa đàm để giới báo chí, các cơ quan quản lý báo chí và công chúng báo chí hiểu sâu hơn về những tác động của cuộc cách mạng 4.0 mang lại, từ đó có những bước đi phù hợp với xu thế chung của thế giới, đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.
Đồng thời, tọa đàm “Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0” cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa các cơ quan báo chí với cơ sở đào tạo báo chí nhằm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng sự thay đổi của báo chí. Tiến sĩ Trần Quang Diệu, giảng viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, trong năm nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xây dựng một số chương trình đào tạo mới, trong đó có truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng, ngoài ra còn có báo điện tử, báo truyền hình chất lượng cao... “Chúng tôi cũng mời những chuyên gia, những nhà báo nổi tiếng tại Việt Nam, Hàn Quốc và Châu Âu đóng góp trực tiếp vào các môn học, tham gia xây dựng chương trình đào tạo” – Tiến sĩ Trần Quang Diệu chia sẻ.