Chính sách với lao động dôi dư

(ANTĐ) - Hỏi: Năm 1989 tôi được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty TNHH nhà nước một thành viên, nhưng hơn 2 năm qua công ty không đủ việc làm cho người lao động nên tôi phải nghỉ chờ việc. Đến nay công ty đang chuyển đổi cổ phần hoá và sắp xếp lại lao động nhưng tôi vẫn không được bố trí việc làm, tôi cũng đến tuổi nghỉ hưu, vậy xin hỏi đối với những người lao động dôi dư như tôi ngoài chế độ hưu trí tôi có được hưởng chính sách gì nữa không?

Chính sách với lao động dôi dư

(ANTĐ) - Hỏi: Năm 1989 tôi được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty TNHH nhà nước một thành viên, nhưng hơn 2 năm qua công ty không đủ việc làm cho người lao động nên tôi phải nghỉ chờ việc. Đến nay công ty đang chuyển đổi cổ phần hoá và sắp xếp lại lao động nhưng tôi vẫn không được bố trí việc làm, tôi cũng đến tuổi nghỉ hưu, vậy xin hỏi đối với những người lao động dôi dư như tôi ngoài chế độ hưu trí tôi có được hưởng chính sách gì nữa không?

Đinh Văn Minh (Phủ Lý-Hà Nam)

Trả lời: Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn (kể cả người lao động dôi dư được tuyển dụng vào làm việc tại công ty (TNHH nhà nước một thành viên) trước ngày

30-8-1990 nhưng đến thời điểm quyết định thực hiện sắp xếp, chuyển đổi công ty vẫn chưa ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản) nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư thì hưởng chính sách theo quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như sau:

Người lao động dôi dư đủ điều kiện nghỉ hưu, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp và cách tính như sau:

a) 3 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 50 - Luật Bảo hiểm xã hội.

b) 5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường hợp số năm làm việc có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc trên 6 tháng được tính là 1 năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.

c) Thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính các khoản trợ cấp quy định tại điểm b, khoản 2 điều này được xác định căn cứ vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coi đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được tính đến ngày nghỉ việc ghi trong quyết định nghỉ việc.

d) Tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2 điều này được tính bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc theo hệ số lương và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) thực tế được xếp theo quy định tại khoản 2, Điều 6 và mức lương tối thiểu chung quy định tại khoản 3, Điều 6.

LS. Bạch Tuyết Hoa

(VPLS Phúc Thọ, 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)