Nghị định về bảo vệ dân phố

(ANTĐ) - Báo ANTĐ xin giới thiệu đến bạn đọc những nội dung tiếp theo của nghị định về bảo vệ dân phố.

Nghị định về bảo vệ dân phố

(ANTĐ) - Báo ANTĐ xin giới thiệu đến bạn đọc những nội dung tiếp theo của nghị định về bảo vệ dân phố.

>>>Nghị định về bảo vệ dân phố (phần 1)

 Tổ chức của Bảo vệ dân phố

1. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tùy vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.

2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.

3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.

Căn cứ vào kết qủa bầu cử của ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.

4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:

a) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo thủ tục chung được quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế;

c) Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế;

d) Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.

Điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.

2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh trật tự.

4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.

5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.

Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố

1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường.

a) Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng ban Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban ủy quyền.

B) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở cụm dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố giao.

2. Hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp 1 lần (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới.

3. Trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu theo quy định.

Mối quan hệ công tác của Bảo vệ dân phố

1. Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổchức và chỉ đạo chung về công tác.

2. Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự  và tham gia phối hợp  cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự.

3. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong địa bàn, theo chỉ đạo của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường.

(Còn nữa)