Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo “Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội hôm 30-6, PGS-TS Đàm Đức Vượng, nguyên Chánh văn phòng Hội đồng Lý luận T.Ư, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, nhấn mạnh, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam và luôn muốn biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc tăng tốc độ đâm thẳng vào tàu của Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Tàu Trung Quốc tăng tốc độ đâm thẳng vào tàu của Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Ông chỉ ra rằng, từ thời nhà Tần (221-216 TCN) đến nay, Trung Quốc đã 23 lần xâm lược Việt Nam và vụ việc hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Haiyang Shiyouy 981 (Hải Dương 981) trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chính là lần mới nhất của Trung Quốc.
PGS-TS Đàm Đức Vượng đồng thời nhấn mạnh, cần thấy rõ bản chất hành động xâm lược của Trung Quốc để tránh sự mơ hồ trong nhận thức, tuyên truyền. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà Trung Quốc một mặt đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực (năm 1974), đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen vu cáo Việt Nam, như tố cáo với Liên Hiệp Quốc rằng Việt Nam là “kẻ gây sự” quanh giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), thậm chí vu khống rằng tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần, bóp méo diễn dịch theo ý đồ của Trung Quốc về công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng..
Bàn giao tàu KN-781, tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam
Ngày 30-6, tại TP Hạ Long, công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long bàn giao tàu kiểm ngư KN-781 cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Tàu KN-781 là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam tính cho đến thời điểm này, được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Damen (Hà Lan) với tiêu chuẩn châu Âu.
Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam KN-781 đã chính thức được bàn giao cho lực lượng Kiểm ngư
Tàu có chiều dài 90,5 m, rộng 14 m, cao 7 m, được trang bị 4 máy công suất lớn hơn 12.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ hơn 21 hải lý/giờ, tải trọng 500 tấn, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được sóng cấp 12.
Tàu cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; trên tàu có sàn đáp, nhà chứa trực thăng và 2 vòi rồng công suất lớn với khả năng phun nước xa 150 m...
Báo quốc tế mỉa mai tấm bản đồ mới của Trung Quốc
Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ có bài viết nhan đề: “Này Bắc Kinh, có phải tấm bản đồ đó bạn lôi từ trong túi mình ra phải không?”. Theo bài báo này, ngay chính những người sử dụng internet Trung Quốc cũng không tránh khỏi bật cười khi họ hỏi nhau cái bản đồ mới này trông giống cái gì.
Bởi từ trước đến nay, trẻ em Trung Quốc trong trường học thường được dạy rằng bản đồ Trung Quốc giống hình một con gà trống. Còn bây giờ, hình thù của tấm bản đồ này đang trở thành chủ đề đàm tiếu, không hiểu nó giống cái gì.
Yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc bị nhiều nước bác bỏ
Còn theo Thời báo kinh tế quốc tế, với đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông, cái gọi là bản đồ khổ dọc này giống một bản đồ khu vực Đông Nam Á hơn là bản đồ Trung Quốc.
Trang tin ABS-CBN của Philippines dẫn lời luật sư Harry Roque thuộc Viện Nghiên cứu luật pháp quốc tế của đại học Philippines cho rằng: “Làm sao Trung Quốc có thể hi vọng cộng đồng quốc tế công nhận tính pháp lý của bản đồ này, khi mà chính nước này cũng không chắc đó là đường 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn?”.
Sự quan ngại về tấm bản đồ mới của Trung Quốc không chỉ đến từ cộng đồng quốc tế. Theo trang điện tử của Tạp chí phố Wall, ngay cả người dân Trung Quốc cũng chỉ trích sự xuất hiện của bản đồ này. Trang tin trích nhận định của nhà bình luận các vấn đề quân sự toàn cầu Wu Ge hoài nghi: “Liệu có ích lợi gì không khi cho công bố các bản đồ này? Chẳng có gì khác ngoài việc bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc”.