Tội ác của “Khmer Đỏ”

Những kẻ gây ra vụ thảm sát gần 2 triệu người tại Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979 sắp bị xét xử vì tội ác chống nhân loại. Cuối cùng, người thân của những nạn nhân bị giết hại đã đòi được công lý!

Tội ác của “Khmer Đỏ”

Những kẻ gây ra vụ thảm sát gần 2 triệu người tại Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979 sắp bị xét xử vì tội ác chống nhân loại. Cuối cùng, người thân của những nạn nhân bị giết hại đã đòi được công lý!

Đầu lâu của các nạn nhân được xếp thành đống Một trong những hố thi thể được phát hiện vào tháng 4/1985. Đầu lâu của các nạn nhân được xếp thành đống Một trong những hố thi thể được phát hiện vào tháng 4/1985.
Đầu lâu của các nạn nhân được xếp thành đống

Một trong những hố thi thể được phát hiện vào tháng 4/1985.

Trong năm nay, một tòa án đặc biệt (gọi là phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, hoặc TKR) sẽ xét xử những kẻ điều hành Nhà nước Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979. Chúng bị kết tội đã gây ra một trong những vụ thảm sát rùng rợn nhất của thế kỷ XX: 1,7 triệu người chết. Nghĩa là trong 5 người Campuchia thì có hơn 1 người chết.

Tòa án TKR sẽ gồm các quan tòa người Campuchia và người nước ngoài. Tại sao lại có sự kết hợp các quan tòa như thế? Đó là vì một số tội ác (giết người, tra tấn...) nằm dưới quyền của luật pháp Campuchia, do đó phải có các quan tòa của Campuchia. Nhưng còn có các tội ác khác (diệt chủng, chống nhân loại) thì phải bị luật pháp quốc tế trừng phạt.

Để xét xử những tội ác này, Chính phủ Campuchia đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc cung cấp nhân sự. Phiên tòa đầu tiên sẽ được mở ra vào năm nay tại thủ đô Phnôm Pênh. Mọi người có thể theo dõi các phiên tòa này qua báo chí, tivi và Internet.

Ai bị kết án?

Trước tiên là Pol Pot, Thủ tướng vào thời đó. Nhưng không thể đưa Pol Pot ra vành móng ngựa, vì hắn đã chết vào năm 1998. Nhưng những tên phụ tá của hắn vẫn còn sống và sẽ bị xét xử như: Nuon Chea, Phó bí thư đảng; Ieng Sary, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; và Khieu Samphan, Chủ tịch nước Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979. Tên thứ 4 là Douch, kẻ phụ trách nhà tù Touol Sleng, là nơi có gần 20.000 người bị hành quyết. Những tên đầu sỏ này và các phe nhóm của chúng thường được gọi dưới cái tên “Khmer Đỏ”.

Những tên này sẽ xét xử về tội đã hành quyết tất cả các cựu chiến binh, các cựu công chức và giới trí thức, đơn giản là vì những người này là thành phần ưu tú của đất nước. Sau đó là tội đã đẩy 3 triệu dân ở Phnôm Pênh và ở các thành phố khác vào các trại tập trung, là những nơi có điều kiện sống hà khắc. Tại những nơi này, đã có hơn 10.000 người phải chết vì đói và kiệt sức. Rồi những người sống sót lại được đưa vào các trại lao động, ở đó, đàn ông, đàn bà, trẻ em bị tách riêng.

Những người dân thành thị vốn hoàn toàn không quen lao động nặng nhọc này đã phải đốn cây, trồng lúa hoặc đắp đê suốt ngày, khiến hàng ngàn người đã chết đói và chết bệnh.

Cuối cùng, Khmer Đỏ còn bị kết án vì tội đã thảm sát các nhóm chủng tộc và các nhóm người thuộc nhiều nước đã định cư lâu đời tại Campuchia như: người Chăm, người Việt, người Hoa, người Thái, người Lào.

Tại sao chúng làm điều đó? Là vì chúng muốn tạo ra một “xã hội  không tư hữu, không tiền bạc, còn người dân thì ăn mặc y như nhau và sống tập thể 24/24 giờ trong ngày.

Khmer Đỏ còn cấm tiệt cả tôn giáo. Pol Pot muốn thanh tẩy khỏi đất nước những người mà hắn cho là không đảm bảo về mặt chính trị. Hắn còn tuyên bố: “Để chúng lại thì chẳng có lợi, mà loại chúng đi thì ta chẳng mất gì”.

Tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại

Khmer Đỏ đã hủy diệt tất cả hoặc một phần các nhóm sắc tộc, nhóm người nước ngoài, nhóm chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo, theo đúng như định nghĩa của một vụ diệt chủng.

Những kẻ diệt chủng (từ trái qua): Pol pot; Nuon Chea; Ieng Sary.

Những kẻ diệt chủng (từ trái qua): Pol pot; Nuon Chea; Ieng Sary.

Theo những nhân chứng còn sống sót, thì các dân tộc thiểu số là mục tiêu của Chính phủ Khmer Đỏ. Nhóm người Chăm theo đạo Hồi bị mất hết 1/3, nhóm người Hoa mất một nửa. Hơn 100.000 người Việt bị trục xuất vào năm 1975 và khoảng 10.000 người khác bị giết.

Các nhóm thiểu số thuộc dân tộc Thái và Lào thì mất hơn 1/3. Các tu sĩ Phật giáo cũng bị loại bỏ với cùng một vẻ lạnh lùng như thế: hàng ngàn thầy tu bị hành quyết và chùa chiền của họ bị đốt phá.

Cuối cùng, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, thì những người dân gốc Khmer cũng là nạn nhân của “tội ác chống nhân loại”. Việc đày dân vào các trại tập trung, biến họ thành nô lệ, việc tra tấn, giết hại, hành hạ cả một dân tộc, là những việc được gọi là “tội ác chống nhân loại".

Có những bằng chứng buộc tội nào?

Những bằng chứng đó được chứa đựng trong hơn 300.000 trang tài liệu tịch thu được từ Khmer Đỏ. Đó là những biên bản hỏi cung, những hồ sơ báo cáo về những người bị giam giữ, những mệnh lệnh hành quyết, các tấm ảnh về những vụ tra tấn hoặc ám sát.

Khmer Đỏ cũng đã biểu lộ ý tưởng của chúng trong các chương trình phát thanh của Đài Phnôm Pênh, qua đó, chúng hô hào những người nghe đài phải sục sôi căm hờn và đòi những kẻ thù của quốc gia phải trả nợ máu. Thêm vào đó là những bài phát biểu mang tính phân biệt chủng tộc, chống lại những người không thuộc dân tộc Khmer trong các buổi míttinh.

Cũng đừng quên chứng cứ bởi hàng ngàn người còn sống sót từ thời đó khi họ chỉ ra rằng, trong mọi miền của Campuchia, dân chúng đều chịu một chế độ chính trị như nhau.

Cuối cùng, các nhà tìm kiếm người Campuchia và người Mỹ đã xác định được hơn 9.000 hố chôn tập thể chứa nửa triệu tử thi. Theo họ thì hố chôn tập thể còn gấp đôi thế!

Dưới ánh sáng của những yếu tố và bằng chứng mà các quan tòa thu thập được trong quá trình điều tra, họ sẽ cho thấy rõ là đã từng có những mệnh lệnh rõ ràng của những giới quyền về việc giết hại nhân dân Campuchia, và qua đó hình thành tội diệt chủng và tội ác chống nhân loaị.

Đàm Gia Bảo

An ninh thế giới