Nhận được thư mời thầu cung cấp tàu hộ vệ có lượng giãn nước tầm trung hoặc bán trung khoảng 2000 - 3000 tấn cho hải quân Thái Lan, Công ty Lockheed Martin đang khảo sát khả năng chế tạo tàu tàu hộ vệ theo nguyên mẫu tàu tác chiến ven bờ LSC (Littoral Combat Ship) để tham gia gói thầu này.
Tháng 9/2012, Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt khoản kinh phí 1 tỷ USD để mua sắm 2 tàu hộ vệ thế hệ mới nhưng do suy thoái kinh tế nên đã bị hoãn lại sau 10 năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây kinh tế Thái Lan có dấu hiệu khởi sắc, cùng với nhu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực tác chiến của hải quân nên dự án này được tái khởi động.
Chủ nhiệm mảng nghiệp vụ phát triển của bộ phận chế tạo các hệ thống tàu thuyền và hàng không của Công ty Lockheed Martin xác nhận công ty rất quan tâm đến hợp đồng mua sắm tàu chiến này vì đây là một cơ hội không thể tốt hơn để công ty phát triển thị phần sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thế nhưng đối thủ cạnh tranh của Lockheed Martin cũng có một số công ty đóng tàu sừng sỏ của Hàn Quốc và Đức. Công ty đóng tàu và xây dựng công trình Daewoo (Daewoo Shipbuilding) của Hàn Quốc mang đến tranh thầu sản phẩm là tàu hộ vệ DW3000H, còn công ty ThyssenKrupp của Đức cũng mời chào loại tàu hộ vệ tên lửa tiên tiến MEKO.
Hiện tàu tác chiến ven bờ Mỹ có 2 lớp là tàu lớp LSC-1 lớp “Tự Do” USS Freedom và tàu lớp LSC-2 “Độc Lập” USS Independence. Đây là hai lớp tàu tác chiến ven bờ mạnh nhất thế giới hiện nay, đặc biệt là tàu lớp LSC-2 với thiết kế 3 thân có khả năng tàng hình rất tốt, tốc độ cao và hỏa lực cực mạnh. Tuy là tàu tác chiến ven bờ nhưng nó có tính năng vượt trội 1 số loại tàu hộ vệ tên lửa trên thế giới.