So với chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 trở lại đây, chiến lược của chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu tiên có tính liên tục hơn, tức là thông qua sự hiện diện thường trực của số lượng lớn quân Mỹ tại Đông Á và sự góp mặt vào tất cả các sự kiện ngoại giao của khu vực này để duy trì ổn định và an ninh. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ xuất hiện 4 đặc trưng mới rất quan trọng.
Thứ hai: Khác với trước đây, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết với Ấn Độ, Indonesia, Myanmar…, mà các quốc gia này đại bộ phận đều là láng giềng của Trung Quốc.
Thứ ba: Kết hợp rất nhiều biện pháp chiến lược với phương pháp nhất quán là tham gia vào rất nhiều chương trình nghị sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện duy nhất một điều là Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện có tính “thể chế” ở châu Á, đặc biệt là Đông nam Á.
Thứ tư: Điều chỉnh, dung nạp Ấn Độ Dương vào trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã từng định nghĩa lại khái niệm châu Á - Thái Bình Dương là “khu vực tính từ Ấn Độ Dương đến duyên hải phía tây Hoa Kỳ”.
Từ những biểu hiện này có thể dự đoán, trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama, Hoa Kỳ sẽ cán dự nhiều hơn vào các tranh chấp ở khu vực châu Á, đặc biệt là vấn đề mâu thuẫn chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như biển nam Trung Hoa và Senkaku. Trong quá trình này, thách thức mà Mỹ vấp phải là làm thế nào để thực hiện đúng cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh của họ mà vẫn không làm tổn hại đến quan hệ Mỹ - Trung khi nhúng tay can dự vào các vấn đề tranh chấp.
Hiện nay, Mỹ đang đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược mới, thể chế hóa các mối quan hệ trong khuôn khổ khối đồng minh của Mỹ, liên tiếp can dự vào tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tất cả những điều này sẽ tạo thành sự thiếu tin cậy chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, từ đó gây nên một số ảnh hưởng nhất định đến quan hệ giữa hai bên. Vì vậy, có thể nhận định, trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Mỹ Obama, để duy trì sự ổn định tổng thể của quan hệ Trung - Mỹ sẽ liên tục xuất hiện những “va đập”, đồng thời những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên cũng sẽ làm cả hai phải tăng cường đối thoại.
Đối với chiến lược “tái cân bằng” mà Tổng thống Obama đề xướng trong nhiệm kỳ thứ 2, Trung Quốc cũng không nên quá lo lắng nhưng cũng không được xem nhẹ. Đặc biệt là trong thời gian qua, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Mỹ đã xây dựng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương hết sức toàn diện. Về vấn đề này, Trung Quốc cần nghiêm túc ứng phó, kịp thời xây dựng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương toàn diện của riêng mình, nếu coi nhẹ vấn đề này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt.
Đầu tiên chúng ta phải làm rõ, Trung Quốc muốn chiếm giữ địa vị như thế nào ở châu Á, giành được tầm ảnh hưởng lớn đến đâu, sau đó mới tiến hành nghiên cứu lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Chỉ có như vậy, khi gặp phải bất cứ sự kiện phát sinh nào chúng ta mới có thể đưa ra những đối sách hợp lý không chỉ từ góc độ quân sự mà còn trên quan điểm toàn diện, xuất phát từ đại cục để tiến hành các biện pháp chiến lược.
Nói tóm lại, đối với châu Á chúng ta cần có môt tầm nhìn chiến lược tổng thể, tất cả các hoạt động chiến thuật đều phải thống nhất theo định hướng chiến lược, như vậy mới có thể đối phó được với chiến lược “tái cân bằng” mới của Mỹ.