Cục hàng không vũ trụ Liên Bang Nga vừa công bố hạng mục quy hoạch đầu tư có trị giá 69 tỉ USD nhằm mục đích phát triển một loại tàu vũ trụ vận tải mới để đến năm 2020 sẽ thay thế các tàu vũ trụ “Liên Minh” (Soyuz) hiện đang sử dụng. Kế hoạch này còn có triển vọng áp dụng trong nhiệm vụ phóng các phi thuyền không người lái trong tương lai lên mặt trăng.
Gần đây, việc phát triểm một loại tàu vũ trụ mới để thay thế tàu vũ trụ Soyuz đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách. Suốt từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay, Soyuz luôn được coi là xương sống của ngành vận tải vũ trụ Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Năm 1998, tàu vũ trụ Soyuz phóng trạm không gian ISS lên vũ trụ và hiện nó là cầu nối chủ yếu giữa trạm vũ trụ quốc tế và trái đất, đồng thời cũng là phương tiện duy nhất có thể mang con người tới trạm không gian quốc tế sau khi các phi thuyền không gian ngừng hoạt động. Nhưng tháng 8 năm 2011, tàu không người lái (tàu vận tải “Tiến Bộ”) xảy ra sự cố làm cho nhiệm vụ này bị trì hoãn suốt từ đó đến nay.
Tàu Soyuz của Nga đang kết nối với trạm ISS. Ảnh: NASA.
Cục hàng không vũ trụ Nga không công bố thông tin chi tiết về kế hoạch “hậu Soyuz” cũng như thời gian cụ thể cho các chuyến bay lên vũ trụ của tàu vũ trụ mới, chỉ giới thiệu Modul vận tải năng lượng mới được lắp đặt hệ thống động lực tiên tiến sẽ được giới thiệu trong các cuộc thử nghiệm trước năm 2018.
Hiện nay, Nga luôn khát vọng giữ được vị trí quan trọng về phương diện tìm tòi các phương tiện chuyên chở người lên vũ trụ. Nhưng có vẻ vị trí này đang lung lay bởi những “phương tiện không gian cỡ nhỏ” do các tập đoàn tư nhân Mỹ sản xuất.