Trung Quốc tiếp tục nhòm ngó động cơ của Nga
Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 (còn gọi là triển lãm hàng không Chu Hải 2012), tổ chức tại thành phố Chu Hải - tỉnh Quảng Đông đã khai mạc sáng 13-11. Phóng viên của thời báo Hoàn Cầu đã đến thăm gian triển làm của công ty tập đoàn chế tạo động cơ liên hợp của Nga và có cuộc phỏng vấn ông Evgeny Lavrov, phó trưởng đoàn triển lãm trang bị Nga.
Kết cấu cực kỳ phức tạp của AL-41F-1S (117S) là điều Trung Quốc chưa thể với tới
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề Nga có bán một số lượng nhỏ động cơ 117S cho Trung Quốc sử dụng trong nghiên cứu, chế tạo máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 hay không, ông Evgeny Lavrov đã đưa ra 2 câu trả lời.
Thứ nhất là, từ trước đến nay Nga không có bất cứ tiếp xúc nào với Trung Quốc về vấn đề này. Thứ 2, động cơ 117S-02 được trưng bày tại cuộc triển lãm lần này không phải là động cơ được sử dụng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga mà chỉ là động cơ lắp đặt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 là Su-35.
117S chỉ được sử dụng trên nguyên mẫu thử nghiệm của PAK FA T-50
chứ không phải là động cơ của nó trong tương lai
Khi được hỏi về vấn đề Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc bao nhiêu động cơ RD-93, ông chỉ cười và trả lời chung chung là “rất nhiều”, ngoài ra không tiết lộ thêm cụ thể số lượng là bao nhiêu và cụ thể kế hoạch hợp tác với không quân Trung Quốc như thế nào.
Nga có hồ đồ khi bán động cơ cho Trung Quốc?
Tháng 7 năm 2010, cả 2 công ty chế tạo máy bay hàng đầu của Nga là Sukhoi và Mikoian đồng loạt kiến nghị với chính phủ Nga, phản đối hợp đồng bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc, nguyên nhân là do sợ ảnh hưởng đến gói thầu bán 32 máy bay Mig-29 cho Ai Cập.
Loại động cơ AL-31FN rất được ưa chuộng trong công nghiệp hàng không Trung Quốc
Các chuyên gia Nga cho biết, tuy giá của FC-1 chỉ bằng 1/3 của Mig-29 (10 triệu/35 triệu USD) nhưng thua kém toàn diện về tính năng, nhất là độ gia tốc và độ bền của động cơ. Nếu Nga bán RD-93 cho Trung Quốc để họ lắp đặt trên những phiên bản xuất khẩu của FC-1 (ví dụ như JF-17 Thunder bán cho Pakistan) thì Ai Cập sẽ ngoảnh mặt với Mig-29.
FC-1 của Trung Quốc cũng sử dụng loại động cơ RD-93
Thế nhưng Nga vẫn tiếp tục bán động cơ cho Trung Quốc bất chấp mọi cố gắng ngăn cản của các công ty sản xuất máy bay nội địa. Về sau không rõ vì lí do gì, đột nhiên cả Mikoian và Sukhoi lại quay ngoắt 360 độ, tán thành việc xuất khẩu động cơ cho Trung Quốc.
Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 bộ của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 động cơ RD-93 loại cải tiến và ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ.
Trung Quốc cũng rất thèm muốn động cơ AL-41F-1 (117C)
Tương tự như thế, việc Nga bán động cơ AL-31FN cho Trung Quốc cũng đã gây nên rất nhiểu tranh cãi. Nhiều người đặt câu hỏi là không biết tại sao Nga vẫn cứ bán động cơ AL-31 FN cho Trung Quốc mặc dù biết rõ mười mươi là việc đó sẽ gây thiệt hại cho công nghiệp xuất khẩu máy bay Nga. Tính từ năm 2000 đến nay Nga đã ký 4 hợp đồng bán 399 bộ động cơ với giá hơn 4 triệu USD/chiếc cho Trung Quốc lắp ráp sản xuất máy bay J-10.
Vì sao Nga bán động cơ máy bay cho Trung Quốc?
Việc Nga vẫn tiếp tục bán động cơ máy bay cho Trung Quốc xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất là Nga biết rằng, ngoài vấn đề động cơ, các máy bay chiến đấu Trung Quốc còn lâu mới theo kịp trình độ công nghệ của Nga, việc có được động cơ tốt không có nghĩa là máy bay Trung Quốc đã sánh được với máy bay Nga.
Trung Quốc bán cho Pakistan máy bay JF-17 Thunder sử dụng động cơ Nga
Thứ 2 là, hiện mục tiêu hàng đầu của Nga là xuất khẩu Mig-31, Mig-35, Su-30, Su-34, những loại máy bay có thể đem lại nhiều lợi nhuận và giúp họ có thể sản xuất “ké” thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 cho lực lượng không quân của mình.
Do thiếu kinh phí, hiện nay Nga đang có xu hướng lợi dụng các hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu để kết hợp sản xuất thêm một số máy bay của mình. Vài năm nay, cứ mỗi năm không quân Nga lại nhận thêm các máy bay thế hệ thứ 4 mỗi loại 5 - 7 chiếc kiểu “ăn theo” này. Việc Trung Quốc xuất khẩu những máy bay thế hệ thấp có tác động rất ít đến công nghiệp xuất khẩu máy bay Nga và hoàn toàn không ảnh hưởng đến kế hoạch của họ.
Loại động cơ cổ lỗ sĩ như RD-93 lại được lắp đặt trên máy bay thế hệ thứ 5 của Trung Quốc
Thứ 3 là, từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, quan hệ Nga - Trung trở lên lạnh nhạt, trong đó một phần cũng xuất phát từ vấn đề Trung Quốc liên tiếp sao chép các loại vũ khí của Nga. Việc bán cho Trung Quốc loại động cơ đã lỗi thời, vừa không ảnh hưởng gì lại vừa giúp cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hơn nữa lại làm tăng mức độ phụ thuộc của công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc vào động cơ Nga thì tội gì họ lại không bán? Đây quả thực là một mũi tên trúng nhiều đích.
Máy bay thế hệ thứ 4 Su-35 của Nga sẽ được lắp đặt động cơ AL-41F-1S (117S)
Thế nhưng, nguyên nhân thúc đẩy Nga tiếp tục bán động cơ cho Trung Quốc lại xuất phát từ một vấn đề hoàn toàn khác, chính điều này đã làm “lạc bước” cả nền công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc.
(Còn nữa)