Bộ chỉ huy Tác chiến đặc biệt Mỹ SOCOM đã suy tính giải quyết vấn đề này và đã công bố yêu cầu chế tạo loại đạn dưới âm công nghệ cao.Theo các chuyên gia SOCOM, loại đạn mới cỡ 5,56, 7,62 mm và .338 sẽ phù hợp không chỉ với quân đội mà cả cảnh sát.
Đầu đạn mới sẽ có tốc độ dưới âm, cho phép tránh tạo ra sóng siêu âm có tiếng động lớn có thể nghe thấy rõ ngay cả trong điều kiện chiến đấu ác liệt. Ngoài ra, khi sử dụng ống tiêu thanh, đạn mới bắn hầu như không kêu. Hiện nay, quân đội Mỹ không có các loại đầu đạn dưới âm được chấp nhận với các cỡ trên. Lính đặc nhiệm Mỹ buộc phải sử dụng các loại đạn có từ thời Thế chiến 2, chủ yếu là các loại đạn uy lực yếu cỡ .22 và 9 mm.
Chế tạo loại đạn súng trường dưới âm tốt là rất khó. Một mặt, đầu đạn không được bay nhanh hơn tốc độ âm thanh (gần 330 m/s), mặt khác, nó phải có độ chính xác cao. Làm được việc đó không dễ nên tất cả các loại đạn dưới âm hiện đại đều bị thất tốc lớn cao, dẫn tới bắn trượt. Do nhiều sự thỏa hiệp, du di, đạn dưới âm trở nên kém chính xác hơn, không cho phép bắn ở tầm xa và tạo ra áp lực nhỏ hơn trong buồng đạn, dẫn tới thuốc súng không cháy hết, làm súng bị bẩn hơn.
Ngoài ra, do phát bắn có năng lượng thấp trong những điều kiện nhất định, ví dụ ở nhiệt độ rất thấp, thì có thể xảy ra hiện tượng kẹt đầu đạn trong nòng súng. SOCOM toan tính cái nút thắt khó khăn này nhờ đạn polymer. Khác với đồng và thép, polymer sẽ bảo đảm thuốc súng cháy toàn bộ triệt để hơn, bịt tốt ở áp lực thấp. Kết quả là ta có loại đạn polymer tin cậy và tạo ít tiếng động hơn với đầu đạn nặng và thuốc súng ít hơn. Hiện chưa rõ người ta giải quyết các vấn đề tầm bắn và độ chính xác ra sao.
Các đầu đạn trong vỏ đạn plastic, cũng như các đầu đạn được phủ bằng các chất đặc biệt với hệ số ma sát thấp cũng đã được thử nghiệm trong nhiều chương trình của Lầu Năm góc. Ví dụ, súng trường Steyr ACR sử dụng đạn plastic với đầu đạn dưới cỡ hình tên. Có thể SOCOM cũng sẽ có cái gì đó tương tự.