CCTV cho biết, trong một diễn đàn thảo luận công khai, ông Shinichi Kitaoka - Hiệu trưởng đại học quốc tế Nhật Bản, cố vấn đắc lực về an ninh quốc gia của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, lãnh đạo phe chủ trương sử dụng và mở rộng “Quyền tự vệ tập thể” đã lớn tiếng rêu rao về cái gọi là “Trung Quốc uy hiếp luận”.
Ông Kitaoka nói: “Chúng tôi vô cùng mong muốn tránh được một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc và luôn cố gắng gạt bỏ tất cả các mẫu thuẫn, nếu Trung Quốc cắt giảm ngân sách quốc phòng và tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ xem xét chấm dứt việc thảo luận về "Quyền tự vệ tập thể"”.
Tàu đổ bộ trực thăng DDH-181 Hyuga của hải quân Nhật Bản
Về vấn đề này, quan sát viên quân sự Trung Quốc Tống Hiểu cho rằng, Nhật Bản vừa tuyên truyền rùm beng về cái gọi là “Trung Quốc uy hiếp luận”, vừa mở rộng quân bị đều là những thủ đoạn chính trị, nhằm đặt được mục đích của mình.
Để đạt được những mục đích đó, bước thứ nhất là Nhật Bản cần giải thích lại “Quyền tự vệ tập thể”; sau đó mới bắt đầu tiến hành bước thứ 2 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là sửa đổi Hiến pháp, biến Nhật Bản thành một quốc gia bình thường, có quyền tự vệ và tấn công. Trong thời gian qua, Nhật cũng đã tích cực thực hiện những vấn đề này.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc
Trong “Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia” của Nhật Bản trong 10 năm tới đã nhấn mạnh đến điều khoản phòng thủ tập thể được quy định trong “Hiệp định an ninh chung Nhật-Mỹ” là “Khi bị quân địch tấn công, quân đội Mỹ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công hủy diệt các căn cứ quân sự của địch, nhiệm vụ tác chiến cụ thể sẽ do quân đội Nhật phụ trách”.
Gần đây nhất, trong buổi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình BS “Nippon Television” ngày 21-12 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsuinori Odonera đã đưa ra một thông điệp cứng rắn: “Nhật quyết tâm 1 đảo cũng không để mất”, vì đó vừa là chủ quyền lãnh thổ của đất nước, vừa liên quan đến diện tích hải dương khu vực biển xung quanh.