Mỏm đá có hình Vua áo đen
Thủ lĩnh quân cờ đen?
Sau nhiều giờ đu mình qua những vách đá dựng đứng, cuối cùng chúng tôi cũng đến được mỏm đá được cho là hóa thân của Vua Đen. Khi đến nơi, ai nấy đều mỏi gối, chùng chân đứng không vững, ông Lục Biên Cương - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tân Lĩnh đứng dựa mình vào một gốc cây nghỉ ngơi hồi lâu rồi mới dám đưa chân bước tiếp. Từ trên mỏm đá này có thể phóng tầm mắt ra xa tít tắp tới khắp các đồng bằng ven sông Chảy. Những ngày cùng 3 cán bộ xã Tân Lĩnh xuyên rừng, chúng tôi đã trải nghiệm hết sự ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có lẽ một trong những cảm xúc mạnh nhất đó là khi trông thấy mỏm đá hình người mặc áo đen. Sau vài phút nghỉ ngơi, ông Lục Biên Cương tiếp tục băng qua từng khóm cây gai dẫn tôi đến chân Vua áo đen mà thổn thức: “Chúng ta đang đứng dưới chân Vua áo đen. Người xưa kể lại, vị vua này đã xả thân đánh giặc phương Bắc, bảo vệ dân làng. Nhưng vua áo đen đã bị giặc giết chết ở chân núi này, về sau tại chỗ vua chết người ta thấy xuất hiện một tảng đá lớn mang hình của vua”. Ở Lục Yên hiện nay còn rất ít người nhớ được lịch sử của Vua áo đen, trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập được tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái không có tư liệu nào ghi chép về Vua Đen mà những thông tin về vị vua này chỉ qua truyền miệng và các giả thuyết của những nhà nghiên cứu. Ông Mông Ngọc Hưởng năm nay đã 77 tuổi, ở huyện Lục Yên, người được coi là còn lưu giữ được rất nhiều câu chuyện về Vua áo đen kể lại: Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Vua áo đen. Có chuyện kể rằng: Vua áo đen thực chất là thủ lĩnh một đạo quân vùng miền núi phía Tây Bắc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo quân này chủ yếu là các dân tộc ít người như Dao, Tày, Nùng... họ mặc trang phục màu đen, quân kỳ có hai màu đen, trắng nên người dân gọi là quân cờ đen. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đạo quân này đã dũng mãnh chống trả. Đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp đánh đến Yên Bái, đạo quân cờ đen đã chiến đấu rất anh dũng. Tuy nhiên quân Pháp quá mạnh nên đã đánh bại quân cờ đen. Thủ lĩnh đạo quân này bị giết chết tại một chân núi tại xã Tân Lĩnh. Vì cảm phục tấm lòng chiến đấu vì dân của vị thủ lĩnh này nên người dân gọi là vua, tôn làm thần và đặt một miếu thờ dưới chân núi. Tên núi cũng được đặt là núi Vua đen, hay núi Vua áo đen. Tuy nhiên, theo ông Hưởng thì giả thuyết này không đúng. Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen ông đã đọc được cuốn sách “kiến văn tiểu lục” của Lê Quí Đôn. Trong cuốn sách, Lê Quí Đôn có nhắc đến một chuyến hành tẩu qua chùa Đại Kỵ ở chân núi Vua Đen. Điều này chứng tỏ, tên núi Vua Đen đã được đặt trước thế kỷ XVIII tức thời hậu Lê, hoặc ít nhất là cùng thời kỳ này. Mặc dù dân gian nói rất nhiều đến vị Vua áo đen, nhưng trong chính sử lại không thấy ghi chép gì về nhân vật này. Đây chính là sự khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa huyện Lục Yên của ông Hưởng.Thủ lĩnh dẹp giặc phương Bắc?
Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen, ông Mông Ngọc Hưởng đã tìm ra truyền thuyết có thể tin tưởng được, nhằm làm cơ sở cho việc xác định Vua áo đen là ai? Theo truyền thuyết này thì Vua áo đen là một vị tù trưởng mặc trang phục màu đen. Người này tên là Lang, họ Hoàng, đã có công trong việc dẹp giặc phong kiến phương Bắc từ thời kỳ Hùng Vương. Hoàng Lang là người ở Bắc Pha, thủ lĩnh đội quân thổ phỉ đánh lại Thục Phán nhưng theo ông Hưởng thì đây có lẽ là người yêu nước, vì lúc đó Thục Phán là người từ phương Bắc xuống đánh nước Âu Lạc. Đại bản doanh của thủ lĩnh Hoàng Lang đặt ở Bắc Pha, còn trại lính đặt ở Yên Bình. Trong một trận cường chiến, quân triều đình đã đánh vào trại lính của Hoàng Lang. Do quân triều đình quá mạnh, Hoàng Lang phải chạy về bến đò Lạng nằm bên dòng sông Chảy đoạn qua xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên ngày nay, gấp rút thu nhặt tàn binh, tổ chức lực lượng để đối phó. Hoàng Lang cho tổ chức lễ khao quân, để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sỹ ngay tại bến đò. Khi đang làm lễ khao quân thì Hoàng Lang bị quân triều đình truy kích. Rất đông binh sĩ đã bị quân triều đình bắt và giết ở đây. Hoàng Lang cưỡi một con ngựa trắng cùng với số binh sĩ còn lại chạy về một dãy núi cao để trú ẩn. Do quân sĩ đã quá mệt mỏi, đói khát nên lúc chạy có người đã đem theo cả đùi trâu, vừa chạy vừa ăn. Đến chân núi Vua Đen ngày nay, Hoàng Lang lại bị quân triều đình mai phục tràn ra đánh. Đến chiều tối Hoàng Lang lững thững bước ra phía chân núi và từ đó không ai thấy thủ lĩnh đâu nữa. Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi bỗng hiện ra một hình người đàn ông mặc áo đen, trên tay đang xách đùi trâu. Về sau người dân nghĩ hình đó do Hoàng Lang hóa thân vào, nên xưng tôn ông là Vua và đặt tên cho núi là núi Vua áo đen, hay núi Vua Đen và lập miếu thờ ngay dưới chân núi. Ngoài hình vua áo đen, dưới chân núi còn có một cái ao mà dân gian cho đó là của Vua áo đen đào đắp. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, ao vua sau này mới hình thành, là một phần trong hệ thống thành cổ Bắc Pha. Thế kỷ XVIII khi nhà Thanh xâm lược nước ta, quân và dân địa phương đã đào đất đắp thành để ngăn cản quân Thanh. Cái gọi là ao vua kéo dài từ xã Minh Xuân, đến Tân Lĩnh. Có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi Vua Đen bị giặc mai phục, ông cùng một số thuộc hạ đã chạy trốn lên đỉnh núi Vua Đen, nơi có vườn quả kỳ bí mà người dân Lục Yên đồn thổi cả trăm năm. Khi Vua Đen lên đến đỉnh núi, vì mệt mỏi và đói khát ông và các thuộc hạ của mình phải ăn cam, quýt thay cơm. Mặc dù Vua Đen cùng các thuộc hạ của mình đã trốn lên đỉnh núi, nhưng quân triều đình vẫn không ngừng truy đuổi, chúng treo thưởng cho ai giết được Vua Đen. Sau nhiều ngày lẩn trốn trên núi, Vua Đen cùng các thuộc hạ của mình đã rút gươm tự sát rồi vùi mình xuống những khe đá sâu để quân địch không phát hiện được xác.
Sau nhiều giờ đu mình qua những vách đá dựng đứng, cuối cùng chúng tôi cũng đến được mỏm đá được cho là hóa thân của Vua Đen. Khi đến nơi, ai nấy đều mỏi gối, chùng chân đứng không vững, ông Lục Biên Cương - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tân Lĩnh đứng dựa mình vào một gốc cây nghỉ ngơi hồi lâu rồi mới dám đưa chân bước tiếp. Từ trên mỏm đá này có thể phóng tầm mắt ra xa tít tắp tới khắp các đồng bằng ven sông Chảy. Những ngày cùng 3 cán bộ xã Tân Lĩnh xuyên rừng, chúng tôi đã trải nghiệm hết sự ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có lẽ một trong những cảm xúc mạnh nhất đó là khi trông thấy mỏm đá hình người mặc áo đen. Sau vài phút nghỉ ngơi, ông Lục Biên Cương tiếp tục băng qua từng khóm cây gai dẫn tôi đến chân Vua áo đen mà thổn thức: “Chúng ta đang đứng dưới chân Vua áo đen. Người xưa kể lại, vị vua này đã xả thân đánh giặc phương Bắc, bảo vệ dân làng. Nhưng vua áo đen đã bị giặc giết chết ở chân núi này, về sau tại chỗ vua chết người ta thấy xuất hiện một tảng đá lớn mang hình của vua”. Ở Lục Yên hiện nay còn rất ít người nhớ được lịch sử của Vua áo đen, trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập được tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái không có tư liệu nào ghi chép về Vua Đen mà những thông tin về vị vua này chỉ qua truyền miệng và các giả thuyết của những nhà nghiên cứu. Ông Mông Ngọc Hưởng năm nay đã 77 tuổi, ở huyện Lục Yên, người được coi là còn lưu giữ được rất nhiều câu chuyện về Vua áo đen kể lại: Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Vua áo đen. Có chuyện kể rằng: Vua áo đen thực chất là thủ lĩnh một đạo quân vùng miền núi phía Tây Bắc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo quân này chủ yếu là các dân tộc ít người như Dao, Tày, Nùng... họ mặc trang phục màu đen, quân kỳ có hai màu đen, trắng nên người dân gọi là quân cờ đen. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đạo quân này đã dũng mãnh chống trả. Đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp đánh đến Yên Bái, đạo quân cờ đen đã chiến đấu rất anh dũng. Tuy nhiên quân Pháp quá mạnh nên đã đánh bại quân cờ đen. Thủ lĩnh đạo quân này bị giết chết tại một chân núi tại xã Tân Lĩnh. Vì cảm phục tấm lòng chiến đấu vì dân của vị thủ lĩnh này nên người dân gọi là vua, tôn làm thần và đặt một miếu thờ dưới chân núi. Tên núi cũng được đặt là núi Vua đen, hay núi Vua áo đen. Tuy nhiên, theo ông Hưởng thì giả thuyết này không đúng. Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen ông đã đọc được cuốn sách “kiến văn tiểu lục” của Lê Quí Đôn. Trong cuốn sách, Lê Quí Đôn có nhắc đến một chuyến hành tẩu qua chùa Đại Kỵ ở chân núi Vua Đen. Điều này chứng tỏ, tên núi Vua Đen đã được đặt trước thế kỷ XVIII tức thời hậu Lê, hoặc ít nhất là cùng thời kỳ này. Mặc dù dân gian nói rất nhiều đến vị Vua áo đen, nhưng trong chính sử lại không thấy ghi chép gì về nhân vật này. Đây chính là sự khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa huyện Lục Yên của ông Hưởng.Thủ lĩnh dẹp giặc phương Bắc?
Trong quá trình nghiên cứu về Vua áo đen, ông Mông Ngọc Hưởng đã tìm ra truyền thuyết có thể tin tưởng được, nhằm làm cơ sở cho việc xác định Vua áo đen là ai? Theo truyền thuyết này thì Vua áo đen là một vị tù trưởng mặc trang phục màu đen. Người này tên là Lang, họ Hoàng, đã có công trong việc dẹp giặc phong kiến phương Bắc từ thời kỳ Hùng Vương. Hoàng Lang là người ở Bắc Pha, thủ lĩnh đội quân thổ phỉ đánh lại Thục Phán nhưng theo ông Hưởng thì đây có lẽ là người yêu nước, vì lúc đó Thục Phán là người từ phương Bắc xuống đánh nước Âu Lạc. Đại bản doanh của thủ lĩnh Hoàng Lang đặt ở Bắc Pha, còn trại lính đặt ở Yên Bình. Trong một trận cường chiến, quân triều đình đã đánh vào trại lính của Hoàng Lang. Do quân triều đình quá mạnh, Hoàng Lang phải chạy về bến đò Lạng nằm bên dòng sông Chảy đoạn qua xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên ngày nay, gấp rút thu nhặt tàn binh, tổ chức lực lượng để đối phó. Hoàng Lang cho tổ chức lễ khao quân, để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sỹ ngay tại bến đò. Khi đang làm lễ khao quân thì Hoàng Lang bị quân triều đình truy kích. Rất đông binh sĩ đã bị quân triều đình bắt và giết ở đây. Hoàng Lang cưỡi một con ngựa trắng cùng với số binh sĩ còn lại chạy về một dãy núi cao để trú ẩn. Do quân sĩ đã quá mệt mỏi, đói khát nên lúc chạy có người đã đem theo cả đùi trâu, vừa chạy vừa ăn. Đến chân núi Vua Đen ngày nay, Hoàng Lang lại bị quân triều đình mai phục tràn ra đánh. Đến chiều tối Hoàng Lang lững thững bước ra phía chân núi và từ đó không ai thấy thủ lĩnh đâu nữa. Sáng hôm sau, người ta thấy trên đỉnh núi bỗng hiện ra một hình người đàn ông mặc áo đen, trên tay đang xách đùi trâu. Về sau người dân nghĩ hình đó do Hoàng Lang hóa thân vào, nên xưng tôn ông là Vua và đặt tên cho núi là núi Vua áo đen, hay núi Vua Đen và lập miếu thờ ngay dưới chân núi. Ngoài hình vua áo đen, dưới chân núi còn có một cái ao mà dân gian cho đó là của Vua áo đen đào đắp. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, ao vua sau này mới hình thành, là một phần trong hệ thống thành cổ Bắc Pha. Thế kỷ XVIII khi nhà Thanh xâm lược nước ta, quân và dân địa phương đã đào đất đắp thành để ngăn cản quân Thanh. Cái gọi là ao vua kéo dài từ xã Minh Xuân, đến Tân Lĩnh. Có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi Vua Đen bị giặc mai phục, ông cùng một số thuộc hạ đã chạy trốn lên đỉnh núi Vua Đen, nơi có vườn quả kỳ bí mà người dân Lục Yên đồn thổi cả trăm năm. Khi Vua Đen lên đến đỉnh núi, vì mệt mỏi và đói khát ông và các thuộc hạ của mình phải ăn cam, quýt thay cơm. Mặc dù Vua Đen cùng các thuộc hạ của mình đã trốn lên đỉnh núi, nhưng quân triều đình vẫn không ngừng truy đuổi, chúng treo thưởng cho ai giết được Vua Đen. Sau nhiều ngày lẩn trốn trên núi, Vua Đen cùng các thuộc hạ của mình đã rút gươm tự sát rồi vùi mình xuống những khe đá sâu để quân địch không phát hiện được xác.
Ông Hoàng Ngọc Chấn, Chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho biết: Xã đã xây cả nghìn bậc thềm từ dưới đường cái lên tận chân tượng Vua áo đen, nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, do đây là khu vực rừng cấm nên mặc dù xã đã xây xong những bậc thềm nhưng có rất ít người tìm đến tham quan. Hàng năm chỉ có những dịp hội thao trong xã, huyện thanh niên lại tổ chức hội thi chạy lên đỉnh núi Vua Đen, nếu ai lên được đỉnh núi trước sẽ là người thắng cuộc.