ANTĐ -Loài vật đáng ghét của con người này mang rắc rối đến cuộc sống bận rộn, dù vụn vặn lắt nhắt nhưng cũng đủ khiến nhiều người kinh sợ.
Hung tin loài chuột cống hôi thối mang mầm bệnh cho con người ở TPHCM đã loang rộng ra khắp tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Chẳng ai có thể ngờ rằng con vật từng là mồi ngon của mèo mướp giờ lại mang một hiểm họa cho con người nguy hiểm đến vậy. Sự xuất hiện chuột cống nhiễm virus Hata gây suy thận cấp khi cắn người những ngày gần đây khiến nhiều người dân lo lắng, và nó càng sốt ruột hơn với người dân từng bị chuột cắn vào chân, tay.
Cách đây ít hôm có hai người một ở Hoàng Mai và một ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội bị chuột cắn sưng tấy tay phải nhập viện trong nỗi âu lo. Sự vụ trở nên cao trào khi người dân còn hoài nghi rằng chuột nào chẳng là chuột, vậy thì chuột cống và chuột nhà cắn có giống nhau không? Câu trả lời thật khó, bởi sự nguy hiểm hay không thì chưa rõ, song 2 người bị chuột cắn vào tay mới đây cũng đã bị sưng tấy và ngây ngấy sốt về chiều.
Những chú chuột lông lốc như lợn con
Trong khi người dân còn đang lo lắng về “mầm bệnh” do “thằng tý” gây ra, chúng tôi đã có cuộc khảo sát về làng chuyên trị thịt chuột ở xã Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội. Chợ làng chiều vẫn chủ yếu mẹt thịt chuột. Và hoạt cảnh mua bán vẫn nhộn nhịp lựa chọn từng chú chuột thui vàng óng, tròn trục như củ khoai lang. Chẳng biết từ khi nào, bao đời qua, Canh Nậu có “tục” ăn thịt chuột như món khoái khẩu trong ẩm thực của mình. Những buổi săn bắt chuột ngày đêm vẫn nóng ran hang, cống phố thị. Việc ăn thịt chuột và bị chuột cắn có thể chẳng liên quan với nhau, nhưng với Canh Nậu thì số người thưởng thức thịt chuột với người đi bắt chuột gần ngang nhau. Hầu hết nam, thanh nữ tú đều đi săn chuột, đào chuột say sưa như một nghề gia truyền của làng. Họ đi khắp nơi nội ngoại thành chứ không riêng gì ở cánh đồng Thạch Thất.
Sinh nghề tử nghiệp. Đó là câu nói dân gian của tiền nhân. Đi săn chuột, bắt chuột ắt có ngày bị chuột cắn, điều đó thật khó tránh khỏi. Chưa thấy người Canh Nậu phải đi viện vì bị chuột cắn, thế nhưng sự thật bệnh tật do chuột mang lại ở miền Nam cũng cần lấy làm cảnh giác và thận trọng với loài vật phá phách này đối với từng người tiếp xúc với chuột. Hung tin mới đây ở Hà Nội có 2 người bị chuột cắn phải nhập viện, cũng phần nào thức tỉnh để người săn chuột thận trọng với bản thân. Còn phiên chợ chuột chiều ở Canh Nậu, nếu vắng mẹt chuột thì kém vui. Chỉ có điều, giờ đồng áng đã không còn nhiều nữa để chuột đồng tồn tại nữa, bởi vậy chuột đồng hay chuột cống đã chung một môi trường sống ô nhiễm của sự phát triển đô thị. Và đó là một hiểm họa do chính con người gieo vào cộng đồng loài chuột và chính chúng lại mang đến cho con người một mầm bệnh ủ từ môi trường xú uế "ngôi nhà" loài chuột ẩn nấp.
Những hình ảnh về "vương quốc" ẩm thực chuột:
"Chuột mang mầm bệnh cho người mới ở mãi trong kia, còn ngoài này thì chưa thấy"- chị bán chuột lạc quan
Chuột to thố lố, chuột nhỏ tý xíu đều là đặc sản ở chợ
Phiên chợ Canh Nậu không khi nào vắng mẹt chuột
Hàng rau củ thì vắng vẻ, thế nhưng mẹt chuột thì vẫn vây kín khách
Món khoái khẩu của người dân địa phương
Chuột gì cũng thành ẩm thực tất
Nhiều người chưa từng thưởng thức nhìn chuột lột này thì sợ hãi
Những tưởng lò mổ... heo ở đâu đó
Chuột thui rơm
Săn chuột đồng bên cống nước
Chưa thấy "nghệ danh" bắt chuột ở Canh Nậu phải đi viện do chuột cắn, thế nhưng cách tiếp cận này cũng khó tránh nếu như chuột mang mầm bệnh
Hai "thợ săn" đã tóm gọn được chú chuột trong tay
Khi con người cùng sở thích với "mưu" thì chuột nào cũng khó lòng có cơ hội chạy thoát