Sau khi công việc xong xuôi tôi hỏi trên đó thủ tục lấy vợ như thế nào? Mọi người nói tục lệ là lấy 1 con lợn, 1 con bò, nghe xong tôi tính ra tiền đưa cho gia đình nhà gái bảo họ sắm giúp vì nhà mình xa quá không chuẩn bị kịp.
Mọi thủ tục xong thì bỗng dưng thấy anh em trong nhà kéo nhau ra nhổ hết bờ rào lên. Tôi cứ tưởng nhổ để lấy chỗ bắc rạp làm đám cưới, ai dè họ nhổ lên làm đuốc đi mời cưới trong đêm vì thời gian gấp quá, trên đấy lại không có điện.
Đám cưới lấy lá chuối về trải làm chiếu nhưng mọi người vẫn vui vẻ chúc phúc cho hai vợ chồng tôi. Mặc dù chênh lệch nhau về tuổi tác nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đám cưới chỉ được chuẩn bị trong vòng 1 ngày mà đầy đủ họ hàng, anh em đến dự”.
Ngày hôm sau, người vợ trẻ đã tình cờ xem được những dòng nhật ký mà ông chồng ghi vội trong đêm tân hôn, vì vui sướng quá độ mà bỏ quên trên bàn: “Ta, có lẽ vì danh dự và lòng tự trọng của một người đã sống và làm việc trong ngành y 55 năm qua, sẽ không dễ dàng gì bỏ qua công trình nghiên cứu mà ta đã dày công đeo đẳng là: Khả năng sinh sản của con người đến độ tuổi nào khi sự sống đã loại trừ mọi bệnh tật ra ngoài cơ thể và trạng thái tinh thần đã dung hòa, cân bằng tuyệt đối với vũ trụ. Nên ta không thể không có con với nàng”.
Ông Nguyễn Hữu Trọng 84 tuổi
Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng Ông Nguyễn Hữu Trọng ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội năm nay đã ở tuổi 84. Năm 2008 (khi tròn 80 tuổi) ông lấy vợ kém mình 52 tuổi. Vợ ông là chị Đinh Thị Bảy, sinh năm 1981 ở Yên Lập, Phú Thọ. Vốn theo học ngành văn nhưng khi tốt nghiệp chưa có việc làm nên chị Bảy xin vào học nghề thuốc và làm thuê ở trang trại của ông Trọng ở đường Láng Hòa Lạc. Được một thời gian, thấy chị có năng lực, chịu khó làm nên ông Trọng giao cho chị quản lý toàn bộ trang trại. Ông Trọng kể: “Bình thường tôi thuê người trông và làm cỏ ở trang trại mất 10 triệu mỗi tháng nhưng khi giao cho Bảy quản lý thì chỉ mất có 3 triệu thôi. Cô ấy quản lý bằng phương pháp khoán từng vùng mà không quản lý theo giờ, miễn sạch cỏ là được. Còn chỗ khó nhất thì cô ấy đảm nhận. Một hôm khoảng 12h trưa tôi xuống thăm và kiểm tra trang trại vẫn thấy cô ấy đang làm cỏ, tức cảnh tôi làm mấy câu thơ thế này: Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi Chẳng hiểu cỏ kia có dễ không Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé Đứng dậy đi em chim sổ lồng. Nghe xong mấy câu thơ, Bảy đứng dậy. Tôi vào nhà thấy mâm cơm đặt trên bàn, mở lồng bàn ra thấy có mỗi món trứng rán và rau muống luộc. Bảy nói hôm nay em bận quá em không đi chợ chỉ có hai món thôi, mời thầy ở lại dùng bữa với em. Sau bữa cơm rau đó, bẵng đi một tháng Bảy gọi điện và nói: Thầy ơi em thuộc hết thơ thầy rồi ạ. Tôi hỏi lại: Tôi chỉ đọc thôi chứ có chép lại cho em đâu mà em thuộc? Cô ấy đáp lại: Nghe qua là em đã nhớ rồi. Nghe Bảy nói vậy tôi xuống thăm trang trại, chúng tôi lại nói chuyện thơ và sau đó cô ấy nói: “Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng”. Nghĩ mình bây giờ không có vợ, lại được một cô gái trẻ lấy lòng yêu thương, thế là tôi nhận lời.“Bố em ít tuổi hơn anh” 1 tuần sau khi nhận lời với Bảy, chúng tôi về Yên Lập - Phú Thọ để tiến hành làm lễ ăn hỏi. Đi được nửa đường cô ấy mới nói: “Bố em ít tuổi hơn anh”. Khi lên đến nhà, tôi chào bố cô ấy là: “Chào ông!” và bố vợ tôi nói: “Chào anh!”. Tôi bảo anh rể tôi đi cùng để đại diện và thưa chuyện, đến nhà thì thấy gia đình cô ấy cũng mời đầy đủ cô dì chú bác trong họ. Để ý thì thấy anh em trong nhà thì thầm bàn tán với nhau: Chú rể gì mà già thế? Già hơn cả bố vợ. Bà cô đang ngồi nói chuyện bỗng đứng bật dậy kéo cô ấy ra ngoài và tỏ ý không bằng lòng cho cô ấy lấy chồng già, sau này có nhiều phiền phức lắm nhưng cô ấy vẫn kiên quyết lấy tôi. Hai bên gia đình bàn bạc và đồng ý sẽ tổ chức cưới ngay. Bố vợ tôi lấy cái đĩa ra, miệng lẩm bẩm rồi gieo quẻ, xong ông ấy nói: “Được rồi anh Trọng ơi”. Lúc đó tôi vui quá và kêu lên: “Từ nay tôi phải gọi ông là bố vợ rồi”.
Vợ chồng ông Trọng trong ngày cưới