Lều tranh măng đắng nuôi mầm chữ

ANTĐ - Nơi con sông Mã chắt chiu từng giọt nước trong núi mang về xuôi, vậy mà ở đầu nguồn còn lắm gian nan chứ không hề trong trẻo.

Dòng sông Mã quy tụ từng dòng nước nhỏ ở ngọn nguồn để làm thành dòng nước lớn nuôi những con người đôi bờ. Ở đầu nguồn, vậy mà con nước chẳng hề trong trẻo, từ bao lâu nay, cái khốn khó nhất dường như vẫn ngưng tự ở nơi này.

Cái tên Mường Lèo càng trở nên xa ngái với người đến với huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Bởi cái huyện nghèo của tỉnh là đây, và cái xã nghèo của huyện cũng chính là nơi này. Vì thế, nhưng gian nan trong cuộc sống, hay học hành dường như đã trở thành những cuộc thử thách đối với học sinh vùng cao đầy gian khó. Vùng cao có những mùa no đủ, mùa đói hạt theo từng thời vụ của cây trồng. Chính vì chuyện cái ăn còn đang lo nên cái chữ vẫn là điều gian nan bậc nhất. Để bám con chữ đến tận cùng, các học sinh ham học chỉ còn cách tìm rau rừng, măng đắng nuôi mầm con chữ. Khổ là vậy, gian nan là thế, nhưng những ước mơ về con chữ ở tương lai vẫn cháy bỏng trong mỗi học sinh hằng đêm đập muỗi, qua ngày ăn măng đắng cầm hơi.

Khu bán trú dân nuôi trường THCS Mường Lèo có trên
200 học sinh các dân tộc Mông, Thái, Xá. 

Thầy giáo Hiệu phó Nguyễn Danh Nghiệp cho biết: Những năm qua,
 nhà trường đều cho các em về bản tự ôn thi nhưng đến kỳ thi lại các em
đều không đủ tiêu chuẩn nên đành phải để các em ở bán trú để các thầy cô phụ đạo thêm

Măng rừng, rau rừng mùa nào thức ấy để các em nuôi mầm con chữ

Số tiền từ chính sách hỗ trợ các học sinh bán trú ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt
khó khăn của Chính phủ  đã hết trong niên học chính nên học kỳ ngày hè này.

Những bữa cơm tự túc khiến việc nuôi chữ gian nan hơn

Con sông, con suối là nguồn mưu sinh của những học trò nghèo

Bữa cơm đơn điệu của những học trò rẻo cao

Lều chõng khu bán trú của học sinh

Gùi măng đắng đưa cơm nuôi con chữ

Anh Hàng A Văn ở bản Săn Quảm cách trường nội trú 13km đến thăm em trai  Hàng A Nụ.