Hành trình đi tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

(ANTĐ) - Sau khi nhận lời đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã quyết định về khu tưởng niệm của vị lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình bởi chị nghĩ rằng nếu việc tìm cụ có triển vọng là điều tốt nhất, mà dân mong, đồng chí, đồng đội cách mạng lão thành và con cháu đều mong muốn được tri ân với các anh hùng, nếu không thì đây cũng là một lần chị được thắp nén hương tưởng nhớ vị lãnh tụ.

Hành trình đi tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

(ANTĐ) - Sau khi nhận lời đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã quyết định về khu tưởng niệm của vị lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình bởi chị nghĩ rằng nếu việc tìm cụ có triển vọng là điều tốt nhất, mà dân mong, đồng chí, đồng đội cách mạng lão thành và con cháu đều mong muốn được tri ân với các anh hùng, nếu không thì đây cũng là một lần chị được thắp nén hương tưởng nhớ vị lãnh tụ.

>>>Sự hy sinh trở thành huyền thoại

Tấm lòng người cách mạng

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết, ngày 4-3-2007 (tức 16-2 âm lịch) chị đã có buổi làm việc đầu tiên ở nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình.

Tấm lòng, tâm huyết của nhân dân Thái Bình và trực tiếp là của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình đã làm cho cụ cảm động. Lúc đầu cụ bảo thôi đừng tìm kiếm làm gì, tôi là người đi làm cách mạng mà đã đi làm cách mạng rồi thì chỉ nghĩ rằng mình mang hết nhiệt huyết lý tưởng vì dân vì nước, không bao giờ nghĩ rằng mình được tạc bia đá tượng đồng mà nay lại được thế này là vinh dự lắm rồi.

Đã hơn 70 năm qua đi rồi bây giờ tìm kiếm khác gì bới đất tìm sâu, vạch trời tìm nắng. Tôi bây giờ, xác ở một nơi, hồn ở hai nơi, nhưng cái tâm thì luôn hướng về quê hương. Nhưng rồi thấu lời mong mỏi của nhân dân, cụ đã đồng ý để tìm kiếm. Nhưng cụ chỉ mong muốn: nếu đã tìm tôi thì tìm thêm một người đồng chí của tôi.

Đồng chí ấy chết với tôi cùng một giờ, cùng một khắc, cùng được đưa từ Hỏa Lò về chém tại Hải Phòng. Đồng chí ấy là Hồ Ngọc Lân hiện đang nằm cạnh tôi. Trong khi đó, cụ Hồ Ngọc Lân lại từ chối: đồng chí Cảnh là một vị lãnh tụ cao cấp còn Lân tôi chỉ là một đảng viên bình thường nên không dám nhận sự trịnh trọng như vậy.

Nhưng cụ Cảnh lại nói đã đi làm cách mạng thì không có sự phân biệt. Sự phân cấp chỉ là sự phân công trong công việc thôi. Khi trở về với đất với cát bụi, thì cậu với mình cũng là hai con người như nhau thôi. Cùng mất đầu, cùng làm cách mạng, cùng chung một mục đích, cùng chung một lý tưởng, vậy cớ sao lúc này sự tri ân của người đời lại có phân biệt.

Những thông tin từ cuộc tiếp xúc đầu tiên

Những thông tin từ cuộc tiếp xúc đầu tiên cho thấy di hài của hai liệt sĩ đang được chôn ở một nghĩa địa gần pháp trường, sau khu vực một nhà thờ, đi qua phố Dinh, qua một cây cầu đá sang bên kia sông.

Sau  mấy chục năm, do làm đường dây điện, có một người tên là Nguyên đào hố làm chân cột điện thấy có hai chiếc hòm gỗ mở ra là hai hài cốt  không đầu, nên người đó đã đặt vào tiểu và chôn rời cách chân cột điện mấy mét.

Nơi tìm thấy hai di hài liệt sỹ
Nơi tìm thấy hai di hài liệt sỹ

Ngoài ra, khi tiếp xúc, chị Phan Thị Bích Hằng còn nhận được thông tin có một ông tên là đội Long. Ông này đã mang hai đầu đem trình chúa ngục Véc-xi-ni, rồi ném đầu xuống sông Tam Bạc đi qua lâu đài Mác-ti-ni.

Sau khi có thông tin như vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, và Hải Phòng đã tổ chức 3 cuộc hội thảo tại Hải Phòng với sự tham gia của các nhà sử học, các vị cao niên để xác định lại các địa danh, cũng như những người được nhắc đến qua thông tin tâm linh.

Thực tế, Hải Phòng trước đây có phố Dinh, có hai  2 cây cầu đá, trong đó một cây cầu chỉ còn lại mố cầu, còn một cây cầu đá đi trong phố Dinh.

Còn người tên là Long (Long xách tai) qua tìm kiếm đã chết, nhưng được người cháu dâu của ông này cho biết, ngày xưa có nghe nói ông cũng đi làm cho lính Pháp, và thường gọi là ông Long xách tai là bởi sau khi chém người thì ông Long có nhiệm vụ đem tai đến trình quan Pháp và mỗi lần như vậy thì ông được 5 đồng. Còn một ông Nguyên, đã xác định được thời gian làm đường dây điện có một ông tên là Nguyên đào cột điện nhưng không gặp được vì ông đã vào miền Nam sinh sống.

Và những cuộc tìm kiếm không thành

 Việc tìm thấy hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân là một tin vui không chỉ đối với người dân Thái Bình mà còn là tin vui đối với nhân dân cả nước.

Tin vui đó lại càng  trọn vẹn hơn khi Viện Pháp y quân đội (Hà Nội) một lần nữa khẳng định bằng kết quả giám định ADN. Một bước tiến của khoa học Việt Nam và cũng là lần đầu tiên khoa học tâm linh được kiểm chứng bằng khoa học hiện đại. Hiện tại, Nhà tang lễ Quân khu III - Hải Phòng  đã có hơn 4.000 vòng hoa của nhân dân khắp cả nước hàng ngày đến viếng thể hiện lòng biết ơn đối với hai liệt sĩ. 

Mặc dù đã xác định được các địa điểm nhưng do địa hình đã biến đổi nhiều nên việc tìm ra chính xác nơi chôn cất di hài liệt sĩ là điều hết sức khó khăn. Sau khi tiền trạm hết các thông tin mà nhà ngoại cảm cung cấp, cuối cùng đã xác định được khu vực nghĩa trang Tam Quán, tại đây cũng có hàng cây, cũng có cột điện, đường đá gần giống với thông tin đã được mô tả.

Nhưng địa điểm này cũng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện được đưa ra. Đoàn tiền trạm lại tiếp tục đến rất nhiều nơi có hàng cột điện, hoặc địa hình tương tự nhưng đều không thu được kết quả.

Chị Phan Thị Bích Hằng nhớ lại chị được chỉ dẫn là mộ nằm ở mép nghĩa địa, gần một cái mương nước. Đường đi vào một nhà máy, có cổng sắt rất to, qua hai cánh cổng sắt, đi sâu vào bên trong, thì thấy một hàng cây to, rẽ vào hàng cây ấy là một con  đường đá khấp khểnh, nhìn lên có một chòi gác cao, xung quanh là hàng rào dây thép gai.

Nhưng trong bức tranh ảm đạm ấy lại thấy bừng lên một mái chùa cong vút cao mấy tầng, xuyên qua hàng rào thép gai. Đi tiếp đến chỗ một cây rất to, đó là một cây phong gai, có một cành chết khô chỉ thẳng ra phía trước là một cây cột điện, trước mặt là mấy cây chuối, cây đu đủ.

Đưa thông tin này ra nói chuyện với đoàn đi tìm mộ thì mọi người cho biết ở Hải Phòng có Nhà máy giày Thống Nhất, trước kia khu vực của nhà máy là nghĩa địa An Dương II. Nên đoàn quyết định đến Nhà máy giày Thống Nhất.

Hôm đó là ngày 22-8, lúc này trời đã nhá nhem tối, vừa bước vào cánh cổng sắt, chị Phan Thị Bích Hằng bỗng dưng sững người lại rồi chị cứ thế lao đi trước mọi người.

Đi sâu vào bên trong thì thấy một hàng cây, rồi đường đá khấp khểnh, rồi một cây phong gai... Và thật bất ngờ là không hiểu tại sao nhà máy đã được xây rất hiện đại nhưng cái chòi gác sắt gỉ từ bao nhiêu năm nay vẫn còn nguyên, tường bao cũ kỹ với hàng rào dây thép gai, rồi mái chùa cong vút...

Mọi thứ hoàn toàn trùng khớp với những gì đã được mô tả và trùng khớp với sơ đồ đã vẽ khi có buổi tiếp xúc với các cụ lần đầu tiên tại Diêm Điền.

Niềm vui trọn vẹn

Tổ chức lễ tưởng niệm và di chuyển hài cốt hai đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân

Sáng 9-11, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức buổi họp nhằm thống nhất kế hoạch tổ chức dâng hương tưởng niệm và di chuyển hài cốt của hai đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân về an táng tại quê nhà.

Hiện tại, hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân đang được quàn tại Nhà tang lễ Quân khu III. Theo kế hoạch, sáng ngày 14-11, hài cốt của hai đồng chí sẽ được di chuyển đến Cung văn hóa Việt-Tiệp. Các cơ quan, đoàn thể cá nhân bắt đầu viếng và dâng hương từ 11h ngày 14-11. Lễ tưởng niệm trọng thể sẽ được tiến hành từ 7h30 sáng 15-11.

Ngay sau lễ dâng hương, hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sẽ được chuyển về Nhà văn hóa công nhân tỉnh Thái Bình làm lễ truy điệu, sau đó được an táng tại khu nhà tưởng niệm III, thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình. Hài cốt đồng chí Hồ Ngọc Lân sẽ được di chuyển về Bắc Ninh, an táng tại nghĩa trang liệt sỹ tỉnh.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã thống nhất về thành phần ban tổ chức tang lễ, phần nghi lễ, diễn văn tưởng niệm, trang trí khánh tiết buổi lễ cũng như lộ trình di chuyển hài cốt. Khoảng 1.000 người được huy động tham dự buổi lễ dâng hương hai đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân.

An Đô

Ban lãnh đạo Nhà máy cho biết đây là khu vực đã bỏ không, nhưng hiện là một bãi rác rậm rạp. Nhà máy sẽ sẵn sàng làm tất cả để tìm kiếm mộ cụ. Nếu để chuyển hết số rác này đi thì phải dùng máy xúc và mất nhiều ngày mới chuyển hết.

Vào thời điểm này cũng là tháng mưa ngâu, nên mọi người quyết định sẽ khai quật vào tháng sau và đề nghị cho phát quang bãi rác. Đến ngày 19-9-2007 (tức 9-8 âm lịch), nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng quyết định cho xe ủi xúc hàng nghìn m3 rác thải ra ngoài.

Sau 3 ngày, khu bãi rác đã quang sạch, nhưng mọi người đào rất sâu mà không thấy tiểu, dùng cả thuốn xuống lòng đất nhưng vẫn bặt vô âm tín, đất vẫn khô cong, trong khi đó mộ cụ lại được báo là nằm ở nơi có nước.

Tiếp tục đào đến giữa trưa, không hiểu sao, nước chảy ra lênh láng. Mọi người mừng khấp khởi khi đụng vào một cái tiểu, nhưng vẫn không phải là hài cốt của cụ Nguyễn Đức Cảnh, đào tiếp thì thấy hai ngôi mộ nữa nhưng vẫn là của người dân.

Và cuộc tìm kiếm vẫn kiên trì được tiếp tục với sự quyết tâm của tất cả mọi người: những cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, gia đình cụ Nguyễn Đức Cảnh... Cuối cùng thì họ đã tìm thấy được hai cái tiểu giống nhau, nhưng hai tiểu này lại nằm úp ngược, lật hai chiếc tiểu lên  là hai bộ cốt không có đầu...

Mọi người bật khóc. Quá xúc động khi tìm được di hài của liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh, ông Nguyễn Ngọc Đoán, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình cũng bật khóc: “Bố mẹ mình cũng chỉ là một người dân bình thường thôi mà đã được xây mộ đàng hoàng đã chục năm nay.

Một vị lão thành cách mạng đã trăm tuổi rồi, một người khai quốc công thần như thế mà hơn 70 năm nay lại sống ở một nơi như thế này”. Mọi người trào dâng một tình cảm thành kính, xúc động khôn tả. Bao nhiêu năm nay mong mỏi, bây giờ mới tìm lại được các cụ, cũng là phúc dầy của dân, của nước, của Đảng ta.

Đinh Kiều Nguyên